alt

Bancassurance: Động lực chính giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận

  Thứ Tue, 18/05/2021

Ngoài biên lãi ròng (NIM) cải thiện do chênh lệch lãi suất huy động và cho vay tăng, bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) đang là động lực chính giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận.

Rút tiền thẻ tín dụng

Rút tiền thẻ tín dụng bảo mật

Rút tiền thẻ tín dụng đơn giản

Doanh thu dịch vụ bảo hiểm tăng mạnh trong mùa dịch

Báo cáo kiểm toán năm 2020 của nhiều ngân hàng cho thấy, các ngân hàng đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc bán chéo bảo hiểm trong năm 2020, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cụ thể, thu nhập từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm mang về cho MB gần 5.850 tỷ đồng trong năm qua, tăng hơn 39% so với năm 2019 và chiếm hơn 71% tổng thu nhập dịch vụ của ngân hàng này.

Ông Đàm Nhân Đức, Giám đốc Nghiên cứu phát triển MB cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng lũy kế doanh thu phí bảo hiểm của các ngân hàng ở mức cao. Riêng tại MB Ageas Life đạt 123% và xếp thứ 5 về thị phần bancassurance. Để thúc đẩy phát triển bancassurance trong thời gian tới, ông Đức cho rằng, doanh nghiệp bảo hiểm cần nâng cao trải nghiệm khách hàng khi cung cấp dịch vụ thông qua kênh số như bảng biểu câu hỏi trực tuyến, chữ kỹ số; kênh số nên được thiết kế thân thiện với khách hàng, đơn giản, dễ hiểu; tăng giao tiếp đa kênh; nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ tư vấn viên…

Còn tại VPBank, thu nhập từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản thu từ hoạt động dịch vụ. Năm 2020, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm mang về khoản thu nhập hơn 2.575 tỷ đồng cho VPBank. Mặc dù con số này giảm 11% so với cùng kỳ, nhưng đây vẫn là khoản thu nhập ngoài lãi đáng mơ ước của nhiều ngân hàng.

Thậm chí, lãi thuần hoạt động dịch vụ của Vietcombank năm qua tăng tới 53,4% so với một năm trước đó, đạt 6.608 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là Vietcombank đã ghi nhận 1.500 - 1.800 tỷ đồng phí bancassuarance trả trước trong quý IV/2020 từ thỏa thuận độc quyền ký kết với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam.

Trước đó, Vietcombank đã ký kết hợp tác độc quyền 15 năm phân phối bảo hiểm qua ngân hàng với Tập đoàn Bảo hiểm FWD vào cuối năm 2019. Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thương vụ này mang về cho Vietcombank khoản phí trả trước lên tới 9.360 tỷ đồng.

Tương tự, với việc ký kết hợp tác phân phối bảo hiểm nhân thọ độc quyền với Prudential vào cuối năm 2015, thu nhập bancassurance của VIB liên tục tăng trưởng 4 năm qua và là động lực tăng trưởng chính mảng dịch vụ của nhà băng này, đóng góp hơn 41% nguồn thu năm 2020. Cụ thể, thu nhập từ dịch vụ hoa hồng bảo hiểm của VIB năm 2020 đạt trên 1.217 tỷ đồng, tăng 9,5% so với 2019.

Báo cáo triển vọng thị trường 2021 do Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố đầu tháng 1/2021 cho biết, tỷ trọng phí thu từ kênh bancasssuarance trong tổng phí bảo hiểm đã tăng từ 5% năm 2012 lên hơn 30% trong 9 tháng 2020.

Tuy nhiên, theo VDSC, tỷ lệ này vẫn thấp hơn đáng kể so với nhiều quốc gia như ở Tây Ban Nha 72%, Italy 70%, Pháp 60%.

Điều này cho thấy, dư địa tăng trưởng của kênh bancassuarance vẫn còn rất lớn. Cũng nhờ dư địa thị trường còn rất nhiều, các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mảng thu nhập từ phí bancassuarance, dù mức độ cạnh tranh ngày càng cao.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, bancassurance là một trong những xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng trong thời gian gần đây và sắp tới.

Bởi lẽ, các ngân hàng thường có mạng lưới, đội ngũ nhân viên am hiểu, có công nghệ... phù hợp cho việc phân phối sản phẩm bảo hiểm. Việc hợp tác sẽ đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, công ty bảo hiểm khi ngân hàng muốn tạo ra hệ sinh thái tiện ích và đa dạng hơn cho khách hàng.

Tiếp tục là động lực trong năm 2021

Cùng với NIM được dự báo tiếp tục cải thiện, mảng bancassurance cũng được dự báo sẽ là động lực tăng trưởng chính cho lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2021.

Công ty Chứng khoán SSI dự báo, năm 2021, Vietcombank sẽ đạt 29.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 27,3% so với năm 2020, với giả định tăng trưởng tín dụng, tiền gửi và tài sản lần lượt là 12,8%, 11% và 14% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, NIM sẽ tăng lên 3,03% với chi phí vốn được cải thiện và tốc độ tăng trưởng cho vay liên ngân hàng thấp hơn. SSI cũng ước tính, thu nhập từ lãi sẽ tăng 16% so với cùng kỳ. Trong khi thu nhập phí ròng của Vietcombank ước tính sẽ tăng 8,2%, nhờ bancassurance tăng 60% và dịch vụ thanh toán tăng 20%, trong khi thu nhập ngoài lãi khác ước tính tăng 3%.

Trong khi đó, giữa tháng 12/2020, VietinBank và Manulife Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền 16 năm phân phối bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.

Các chuyên gia của SSI ước tính, mức phí trả trước mà VietinBank nhận được từ thỏa thuận phân phối bảo hiểm độc quyền với Manulife là khoảng 350 triệu USD. Đồng thời, ước tính thu nhập từ bancassurance của ngân hàng này sẽ tăng 30 - 50% so với cùng kỳ trong 5 năm tới.

Tương tự, cuối tháng 11/2020, ACB và Công ty Bảo hiểm Sunlife đã ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với mức phí trả trước lên tới 370 triệu USD (8.500 tỷ đồng), cao hơn nhiều so với mức phí các ngân hàng có quy mô tài sản tương đương nhận được từ hợp đồng hợp tác bảo hiểm độc quyền.

Theo VCBS, mức phí trả trước cao mà ACB có được là nhờ doanh thu bán bảo hiểm của nhà băng nay đạt 939 tỷ đồng trong năm 2019, đứng thứ 6 toàn hệ thống các ngân hàng. Từ năm 2021 trở đi, ACB sẽ ghi nhận khoản thu nhập phí trả trước này và dự báo sẽ là động lực tăng trưởng chính trong mảng kinh doanh ngoài lãi của Ngân hàng thời gian tới.

Dưới góc độ lãnh đạo một ngân hàng đang có hợp tác độc quyền bán chéo bảo hiểm, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó tổng giám đốc Sacombank cho biết, bancassurance là xu hướng ngân hàng bán lẻ lựa chọn để đa dạng và khép kín dịch vụ của mình.

Điều này giúp khách hàng gắn bó lâu dài với ngân hàng. Thêm vào đó, sự hợp tác độc quyền giúp ngân hàng có sự hỗ trợ về phát triển mạng lưới, đầu tư nhân sự cho mảng bán lẻ, bán chéo thêm nhiều sản phẩm khác.

Với những lợi ích đó, hiện một số ngân hàng cũng đã và đang tìm kiếm đối tác độc quyền trong phân phối bảo hiểm qua ngân hàng. Mới đây nhất, giữa tháng 3/2021, MSB và Prudential Việt Nam đã ký kết hợp tác độc quyền về phân phối bảo hiểm. Thỏa thuận hợp tác độc quyền này dự kiến được triển khai từ tháng 4/2021 và kéo dài trong 15 năm.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, hai bên cùng đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh số dịch vụ bảo hiểm đạt mức bình quân khoảng 30%/năm.

Tỷ lệ thu thuần từ bảo hiểm có thể chiếm 30 - 40% trong tổng doanh thu từ phí dịch vụ đối với ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, cái được lớn nhất của MSB không phải là khoản phí hay các quyền lợi tài chính khác, mà quan trọng là Ngân hàng tích lũy được kinh nghiệm, năng lực quản trị và kỹ năng bán bảo hiểm của các nhân viên. Điều này tạo tiền đề cho việc phát triển mảng bancassurance trong giai đoạn tiếp theo của MSB.

Vì lĩnh vực này sẽ là yếu tố dẫn dắt cho các khoản lợi nhuận từ dịch vụ của Ngân hàng trong thời gian tới, khi các mảng thu từ phí khác có khả năng thu hẹp do thị trường ngày càng cạnh tranh hơn.

VCBS cũng ước tính, hợp đồng bảo hiểm độc quyền 15 năm với Bảo hiểm Prudential có thể đem về cho MSB 3.500 tỷ đồng phí trả trước và khả năng cao, Ngân hàng sẽ hạch toán dần khoản phí trả trước này trong 3 - 5 năm để tránh ảnh hưởng lớn tới vốn chủ sở hữu, cũng như kế hoạch kinh doanh các năm sau đó.

Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - bảo hiểm dự báo, bancassuarance sẽ tăng trưởng mạnh trong trung hạn. Ngân hàng sẽ có tập khách hàng bán lẻ phân khúc trung và cao cấp trở lên rộng lớn, dự kiến là mục tiêu của các công ty bảo hiểm, đồng thời sẽ có mức tăng trưởng tốt hơn bình quân.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có rủi ro khi tỷ lệ hủy hợp đồng vào năm thứ 2 và mức doanh thu phân bổ cho ngân hàng cao đang áp lực lên các công ty bảo hiểm, có thể dẫn đến việc giảm phí cắt cho bên ngân hàng.

Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) nhận định, kênh bancassurance trở thành một kênh phân phối chính và chiếm tỷ trọng ngày càng cao bên cạnh các kênh phân phối bảo hiểm truyền thống khác.

Tuy nhiên, để hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động bancassurance tại Việt Nam, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý, hoàn thiện công tác cấp phép, thanh tra, giám sát và quản lý, phát triển hoạt động bancassurance của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bảo hiểm.

*Rút tiền thẻ tín dụng D2CARD

D2CARD là dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng chuyên nghiệp, uy tín nhất thị trường. Lãi suất cực thấp, được miễn phí phí rút tiền, cam kết an toàn và bảo mật. Thao tác đơn giản, nhanh gọn thông qua việc xác nhận mã OTP. Quý khách hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. 

Chúng tôi hỗ trợ trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Dù bạn ở bất cứ đâu chỉ cần gọi số hotline 0968895050 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày lễ đáp ứng nhu cầu của Quý khách bất cứ lúc nào.

Khi Quý khách sử dụng dịch vụ tại D2CARD, quý khách sẽ được miễn phí 100% phí rút tiền mặt so với rút trực tiếp từ ATM hay các dịch vụ rút tiền khác. Bên cạnh đó Quý khách sẽ chủ động được chi tiêu khi chia nhỏ khoản thanh toán hằng tháng và làm giảm áp lực tài chính, điều này sẽ rất hiệu quả nếu như Quý khách không thể thanh toán được khoản tiền rút ở các tháng sau và phải chịu mức lãi suất của thẻ.

Chúng tôi tự hào có đội ngũ nhân viên tư vấn chăm sóc khách hàng trẻ trung, năng động, chuyên nghiệp và có trình độ. Điều dễ dàng nhận thấy khi bạn đến với D2CARD nhân viên tư vấn luôn cung cấp cho khách hàng những thông tin, lãi suất rõ ràng, cụ thể với sự nhiệt tình và thân thiện nhất luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng có nhu cầu rút tiền thẻ tín dụng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0968895050 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ TẠI ĐÂY:
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua dịch vụ của D2CARD
HỔ TRỢ TƯ VẤN VUI LÒNG ĐIỀN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN YÊU CẦU
www.d2card.com/rut-tien-the-tin-dung-nhanh-chong-de-dang
HOTLINE: 0968895050 (TƯ VẤN MIỄN PHÍ)

Viết bình luận của bạn:
zalo